Back

Mối Quan Hệ Vân Tay & Não Bộ?

Bộ não giữ vai trò và có nhiều chức năng quan trọng có ý nghĩa sống còn với cơ thể con người. Não bộ điều khiển lời nói, suy nghĩ, hành động, giúp con người phản ứng lại với các tình huống trong cuộc sống, điều hòa lại cơ thể khi stress, căng thẳng, …

Bộ não được hình thành từ các tế bào thần kinh nơ-ron và các tế bào đệm (còn gọi là tế bào thần kinh đệm). Tế bào thần kinh nơ-ron đóng vai trò rất quan trọng, chúng thực hiện chức năng kích thích, dẫn truyền, gửi và nhận các tín hiệu, xung thần kinh và số lượng của các nơ-ron thần kinh trên não là bẩm sinh, được hình thành trong giai đoạn từ tuần 13 cho đến tuần thứ 19 của thai kì. Trong khi đó, tế bào thần kinh đệm làm nhiệm vụ cân bằng nội môi, nâng đỡ, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho tín hiệu được truyền đi trong hệ thần kinh.

Cấu trúc não bộ với các tổ chức khác nhau, mỗi cấu trúc lại có một chức năng riêng biệt, vừa độc lập vừa thống nhất với nhau cùng tham gia chung vào chức năng điều khiển cơ thể của bộ não.  Não bộ có 02 bán cầu não trái và não phải, trong đó mỗi bán cầu não có 05 thùy, gồm thùy trước trán, thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm. Não bộ gồm có 10 ngăn được chia đều 5 bên trái và 5 bên phải, và mỗi ngăn có chức năng riêng biệt, rõ ràng.

Các cuộc nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi tác động vào một bên của não sẽ gửi tín hiệu về phía đối diện của cơ thể, nghĩa là não bộ bên trái điều khiển phía bên phải của cơ thể và ngược lại.  Ví dụ khi tác động vào vùng vận động ở phía bên phải của não sẽ tạo ra những cử động phía bên trái cơ thể, kích thích vỏ não vận động nguyên phát bên trái sẽ làm cho phía bên phải cử động.

Mối quan hệ vân tay & não bộVào cuối thế kỉ 19 năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds đã chứng minh được rằng có thể dự đoán tương đối chính xác tổng số lượng vân tay TFRC (Total Fingerprint Ridge Count) và mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. Vì vậy, có thể coi TFRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế. Thông qua vân tay, chúng ta có thể biết được sự phân bổ các nơ-ron thần kinh tại mỗi vị trí thùy não bằng việc phân tích TFRC. Công cụ TFRC phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào việc hình thành một con người cụ thể. Thật vậy, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hai yếu tố hệ thống gen và môi trường nên nó phản ánh được quá trình hình thành và phát triển ngay cả của thai nhi.

Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.

Trước đó, một bác sĩ người Mỹ đã phát hiện ra một trường hợp kỳ lạ ở một trẻ mới sinh, đứa bé này không hề có bộ não. Người ta cũng đã phát hiện ra một điều là dấu vân tay có liên hệ mật thiết với bộ não, bởi vì cả hai đều không cùng tìm thấy trong thời điểm này.

Các trường hợp tương tự như vậy xuất hiện với tần suất xảy ra ngày càng nhiều khiến các chuyên gia không thể phủ nhận một điều rằng: Não người và Dấu vân tay đi liền với nhau. Ngành khoa học thần kinh đã nhấn mạnh rằng dấu vân tay và bộ não cùng phát triển đồng bộ với nhau. Ví dụ, chúng ta có thể nhận biết rằng một đứa trẻ mắc hội chứng Down thông qua dấu vân tay rất khác biệt so với những đứa trẻ bình thường khác.

Giáo sư khoa thần kinh học người Canada, ông Wilder Penfield đã công bố một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các vùng não và chức năng của cơ thể. Trong đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa dấu vân tay và não bộ cũng đã được chỉ ra.

Các chuyên gia y khoa Nhật Bản cũng đã chứng minh được rằng các ngón tay liên quan chặt chẽ đến bán cầu não. Phát minh này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, tạo ra một bước tiến vượt trội trong y khoa.

Có Người Vân Tay Giống Nhau Không?

Các nhà khoa học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì. Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô, … Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân lại rất khác nhau, đồng thời dấu vân tay không thay đổi, ngay cả khi chúng ta già đi (trừ khi lớp da ở ngón tay bị phá hủy hoặc cố ý thay đổi bằng phẫu thuật thẩm mỹ).

Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, cấu trúc vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân cũng sẽ khác nhau.

Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và được chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ, nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó họ có dấu vân tay cũng khác nhau.

Như vậy, có thể thấy không ai trên thế giới có dấu vân tay giống nhau. Theo lý thuyết: “Xác suất để 2 cá nhân có cùng dấu vân tay sẽ là 1/64 tỷ. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, không có trường hợp dấu vân tay giống hệt nhau được phát hiện trên thế giới.

Tổng kết lại, chúng ta có thể thấy rằng từ các nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa dấu vân tay và não bộ, tính độc đáo riêng biệt của nó đã khai mở thêm sự hiểu biết tại sao một người lại hành động như thế này, còn người kia hành động theo cách khác, một người có năng khiếu về lĩnh vực này nhưng người khác lại không. Vậy để có thể hiểu được một người là hãy nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện bằng các đường vân trên ngón tay, còn gọi là sinh trắc vân tay.

Ngay khi bạn cần, hãy liên lạc với chúng tôi qua các kênh sau:

📞 Hotline Telegram: 0922 001 067 (Telegram)

📞 Hotline Zalo: 0922 001 067 (Zalo)

🌐Website: https://loveminds.com.vn

📧 Mail: info@loveminds.com.vn

Và đồng hành với Love Minds tại:

🌐 Fanpage Facebook: /lovemindsvietnam

🖥 Kênh Youtube: Love Minds Việt Nam

️🎧 Kênh học tập: Love Minds Podcast

🌐Kênh Zalo chính thức: Love Minds